Đó là một trong hàng trăm ý kiến mà báo VnExpress nhận được sau khi đề xuất áp dụng biện pháp tịch thu xe máy cố tình đi vào đường cao tốc và bán đấu giá phương tiện vi phạm để hỗ trợ người nghèo. Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đây chỉ là một trong số những giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm giao thông và kéo giảm tỷ lệ tai nạn giao thông.
Sau khi biết về đề xuất này, rất nhiều độc giả đã ủng hộ. Bạn đọc có nickname Tan La Quy nói: "Tôi rất ủng hộ đề xuất này tuy nhiên trước khi xử phạt phải treo băng rôn thông báo trước 2 - 3 tháng để thông báo cho mọi người được biết".
Đồng tình với ý kiến trên, bạn đọc Thông Phạm Minh chia sẻ: "Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân chưa tốt nên cần in hiflex giá rẻ có chế tài xử phạt thật nặng mới có hiệu in hiflex tai TPHCM quả. Tại sao người Việt đến Singapore du lịch lại chấp hành nghiêm các quy định của nước họ nhưng khi về đến nước mình lại đâu vào đấy? Tại sao người Châu Âu đến nước ta du lịch hay làm việc cũng vi phạm luật giao thông phổ biến như người Việt?".
Bạn đọc có in hiflex gia re nickname AK cũng đồng tình: "Cứ đánh thật mạnh vào túi tiền thì người tham gia giao thông mới ý thức được. Phạt thật nặng đối với những trường hợp biết cấm nhưng vẫn cố tình làm có thể gây hậu quả nghiêm trọng".
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ thì cũng có ý kiến phản đối, bạn đọc Tuấn Nguyễn cho rằng: "Đâu làm vậy được mấy bác. Xe người ta có giấy tờ hẳn hoi mà sao tịch thu? Xử phạt hành chính là được rồi. Nếu nặng hơn thì giam xe có thời hạn thôi. Tôi không đồng ý với dự thảo này".
Bạn đọc có nickname Vt chia sẻ: "Chiếc xe máy là cái "cần câu cơm" nếu bị tịch thu và bán thì đó là sự quan tâm người dân hay là đang làm khổ họ? Nếu như sai thì phải nhắc nhở, vi phạm thì phạt, thu bằng thu phương tiện trong một số ngày nhất định. Cần xem xét lại cách xử lí này vì đó là cách làm bế tắc".
Nhưng chia sẻ này của độc giả Vt ngay lập tức đã nhận nhiều ý kiến phản bác:
Độc giả Nguoi Dan phản biện: "Có nhiều ý kiến hư vậy nên người ta mới coi thường pháp luật, gây tai nạn giao thông, để rồi có biết bao nhiêu cái chết thương tâm vì thiếu ý thức. Nghĩ sao mà đường cấm họ vẫn chạy vào, tính mạng mình còn coi thường thì làm sao quý trọng sinh mạng người khác?".
Bạn đọc Long Bui Phi cùng đồng tình: "Với cách nghĩ như này thì mãi mãi không giải quyết được vấn đề. Luật là luật, đã biết cấm mà cố tình vi phạm thì không có lý do gì để biện minh cả". Bạn đọc Thanhhungbvtx cũng cho rằng: "Nếu là cần câu cơm thì đừng vi phạm nữa, nếu vi phạm thì phải chấp hành luật".
Độc giả Nhân Trương tán thành ý kiến của Thanhhungbvtx: "Đã là cần câu cơm thì phải biết giữ chứ, anh cứ câu cơm mà không tôn trọng pháp luật vậy thì không khác nào khuyến khích phạm pháp. Vào đường cao tốc lỡ gây tai nạn không chỉ hại mình mà hại cả những người khác. Người còn, vật còn... Biện pháp đủ sức răn đe như vậy thì sẽ không còn ai vi phạm. Tuy nhiên, trước hết cần phải tuyên truyền đồng thời có hệ thống biển báo đầy đủ rõ ràng để người dân biết mà chấp hành. Không thể để xảy ra điều đáng tiếc là dân không biết luật mà vi phạm thôi".
"Vi phạm thì phải xử lý. Răn đe, nhắc nhở nhiều rồi nhưng không ngấm thì phải có chế tài mạnh. Tôi ủng hộ nhiệt tình, thậm chí tịch thu xe cả các trường hợp không đội mũ bảo hiểm, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, vượt đèn đỏ", bạn đọc Linh Việt nói.
Bạn đọc Lương Tuấn Khanh chia sẻ: "Đường cao tốc không dành cho xe máy. Làm nghiêm như vậy người dân mới sợ mà chấp hành, làm như vậy để bảo vệ tính mạng cho dân thôi. Phạt đơn giản thì kêu là luật không nghiêm, giờ mạnh tay thì lại than trời, khổ với mấy bác quá".
>> Xem thêm 'Dạo chơi' đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trong 2 phút
Vì sao nhiều người Việt ra nước ngoài lại tuân thủ luật giao thông?
"Tại sao một người Việt ở trong nước có thể vi phạm giao thông rất nhiều, nhưng khi sang các nước phát triển lại chấp hành rất nghiêm luật giaothông?".
Chia sẻ bài viết của bạn về an toàn giao thông tại đây