Phát biểu tại cuộc họp sơ kết 4 năm thực hiện Nghị định 115 về phân cấp, phân quyền quản lý giáo dục cho các địa phương ngày 23/4, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết thời gian qua nhiều vụ tranh chấp nội bộ ở các trường Đại học Hoa Sen, Đại học Hùng Vương, Cao đẳng Công nghệ thông tin TP HCM về cổ phần, cổ đông… gây nhiều hệ lụy xấu, nhưng địa phương lúng túng khi giải quyết vì thiếu hướng dẫn.
"Văn bản pháp luật còn trong quá trình hoàn thiện nên chúng tôi không có căn cứ để giải quyết. Đây là nỗi lo canh cánh của chúng tôi", ông Thanh nói.
Công ty in ấn chuyên in kỹ thuật số, in offset các loại tại TP.HCM, nhận dịch vụ cong ty in in ấn với giá rẻ nhất, uy tín nhất, giao hàng tận nơi tại TPHCMTrường Đại học Hùng Vương đối thoại với sinh viên về một môn học có Công ty in ấn quảng cáo số 1 chuyên in bang ron, in ấn uy tín số 1 TPHCM, in chất lượng cao hai thời khóa biểu trong năm học 2013. Ảnh: Nguyễn Duy
Theo ông Thanh, hiện chỉ có quy định về việc công nhận Hội đồng quản trị, hiệu trưởng các trường ngoài công lập, nhưng chưa có quy định về việc không công nhận. "Cũng chưa có văn bản nào nói về trách nhiệm, quyền hạn của người đại diện chính quyền địa phương khi phải tham gia vào Hội đồng quản trị của các trường tư thục", ông nói.
Tại cuộc họp, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau cũng than là khó quản các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở địa phương vì thiếu người. Ông Quách Việt Tùng, Phó chủ tịch tỉnh Sóc Trăng cho biết địa phương có 3 trường cao đẳng thì một trường trực thuộc Sở Giáo dục, 2 trường còn lại trực thuộc UBND tỉnh. "Nhiều cơ quan chủ quản cũng gây lúng túng cho tỉnh", ông Tùng nói.
TP Hà Nội cũng "bất lực" trong việc quản lý các trường đại học, cao đẳng vì khi UBND thành phố Hà Nội yêu cầu gần 100 trường báo cáo về công tác đào tạo, liên kết đào tạo thì chỉ có một trường đại học, 3 trường cao đẳng báo cáo, sau đó mới có thêm 31 trường gửi vào các đợt tiếp theo. "Các trường chưa nghiêm túc chấp hành quy định hành chính", ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nói.
Từ thực tế trên, các đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Luật Giáo dục đại học để các địa phương có đủ cơ sở pháp lý làm việc. "Khi xác định chỉ tiêu đào tạo hệ trung cấp, Bộ cần lắng nghe ý kiến của các Sở để xác nhận năng lực đào tạo của các trường", đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM nói.
Nguyễn Duy